Contents
Mắc bệnh tiểu đường ăn củ sắn được không?
Sắn là loại thực phẩm phổ biến được dùng trong các món ăn hàng ngày. Theo một số ý kiến, sắn có chỉ số đường huyết thấp và chứa nhiều dưỡng chất khác như vitamin C và chất xơ có lợi cho bệnh tiểu đường. Vậy ý kiến trên là đúng hay sai? Liệu sắn có giúp ổn định đường huyết? Hãy đi tìm hiểu trong nội dung dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Đôi nét về củ sắn
Củ sắn là loại lương thực được phát triển chủ yếu tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thực phẩm này thường sẽ được chế biến thành món ăn hoặc làm bột. Sắn có vị ngọt tự nhiên và giàu tinh bột cùng với một số thành phần có lợi. Cứ mỗi 28gr sắn sẽ có 11gr carbohydrate, 1% lượng vitamin C và nhiều khoáng chất cùng chất xơ và chất béo.
Tiểu đường ăn củ sắn có được không?
Khi ăn nhiều sắn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. So với gạo trắng, khoai tây trắng, bột, đông, ngô, củ từ thì sắn có chỉ số đường thấp hơn khi GI chỉ đạt 46. Như vậy, người bệnh tiểu đường khi ăn sắn sẽ giúp giảm được nguy cơ tăng đường huyết đột ngột.
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu tại nước Châu Phi, người có thói quen thường xuyên dùng sắn thường ít mắc bệnh tiểu đường. Sắn đôi lúc chiếm trên 80% lượng calo trong chế độ ăn hàng ngày nhưng không có dấu hiệu xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Tạp chí Diabetes đã chỉ ra việc ăn sắn sẽ có thể làm giảm và kiểm soát đường huyết tốt.
Khi bị tiểu đường nên ăn sắn như thế nào?
Ngoài các thành phần có lợi thì củ sắn cũng chứa axit xianhidric là hợp chất gây độc cho sức khỏe của người bình thường lẫn người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, khi ăn sắn hoặc chế biến cần loại bỏ thành phần này bằng phương pháp xử lý thích hợp. Phổ biến và đơn giản đó là cách ngâm sắn trong nước nhiều giờ trước khi ăn.
Để an toàn hơn thì người bệnh tiểu đường cũng có thể thay việc ăn sắn tươi bằng sắn bột dây không đường. Sử dụng sắn thường xuyên sẽ làm tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể. Insulin có tác dụng tăng cường khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng cung cấp cho tế bào từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Cách chế biến sắn
Mắc bệnh tiểu đường có ăn được củ sắn không? Cách ăn như thế nào để không ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết? Như đã nói ở trên, thì việc sử dụng bột sắn dây đóng gói sẽ đem đến nhiều lợi ích hơn và an toàn cho người sử dụng nếu không biết cách xử lý chất độc trong sắn. Bột sắn dây nguyên chất có thể dùng để nấu cháo, pha nước uống hay thêm vào thành phần trong nhiều món ăn.
Do lượng tinh bột có trong sắn dây thấp (chỉ bằng 50% hàm lượng tinh bột có trong gạo trắng và 33% hàm lượng tinh bột có trong gạo lứt). Ngoài ra các giá trị dinh dưỡng khác đều có ích cho sức khỏe nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng. Do đó, ăn sắn là điều nên thực hiện nhưng cần ăn đúng lượng cần thiết và có cách chế biến hợp lý, cụ thể như sau:
Cháo sắn dây
Là món cháo thích hợp để thay thế bữa ăn sáng hoặc bữa tối đều có lợi cho bệnh tiểu đường cũng như các vấn đề về huyết áp và tim mạch. Ngoài ra, sắn dây cũng có lợi cho hệ tiêu hóa khi ăn vài lần trong tuần thay cho gạo và nếp.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Gạo tẻ: 500gr
Bột sắn dây: 30gr
Cách thực hiện
Gạo tẻ ngâm qua đêm trước khi sử dụng, rồi vo sạch, nấu với nước trong lửa nhỏ đến khi nở đều thành cháo. Bột sắn dây cho ra bát và hòa chung với nước vừa phải đến khi tan hoàn toàn thì cho vào nồi cháo và khuấy đều. Để dễ ăn, người dùng có thể thêm chút gia vị muối nhưng tốt hơn chỉ nên cho một ít, nhất là bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp.
Nước bột sắn dây
Sử dụng nước bột sắn dây dùng hàng ngày là một thói quen tốt nhằm giúp ổn định đường huyết và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ở bệnh nhân đái tháo đường thì nước bột sắn dây cần được pha nửa sóng và nửa chín thay vì uống sống hoàn toàn hoặc là thật chín. Bởi sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn.
Cụ thể thì thay vì dùng nước nóng, hãy pha bột sắn với một ít nước nguội đến khi hoàn toàn tan thì cho thêm phần nước nóng. Nước sắn có thể kết hợp với một ít ô mai, chanh muối hay nước cốt chanh tươi để có thêm vitamin giúp tăng cường giải nhiệt.
Kết luận
Nói tóm lại, bệnh nhân tiểu đường ăn củ sắn được không? Bệnh nhân tiểu đường ăn được sắn và có thể nhận được sự cải thiện sức khỏe từ sắn. Tuy nhiên, theo NESFACO nên sơ chế cẩn thận để loại bỏ độc tố trước khi ăn đồng thời có thể sử dụng bột sắn dây để chế biến an toàn, đơn giản hơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa nhà GIC, 275 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 0866.626.768 – 0913.141.131
- Website: Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com