Contents
Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?
Mì tôm là món ăn nhanh yêu thích của mọi lứa tuổi, bởi tính tiện lợi và nhanh của nó mang lại. Đây là món ăn được sử dụng thường xuyên thay cho các bữa ăn chính trong ngày. Vậy mì tôm có thành phần như thế nào? Có hại cho sức khỏe không? Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Mắc bệnh tiểu đường tiểu đường ăn mì tôm được không?
Mì tôm là thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo rất cao. Hiện nay, đa phần các loại mì tôm trên thị trường đều được chế biến bằng cách chiên vàng qua dầu trước khi được đóng gói. Đây cũng là lý do chính khiến loại thực phẩm này có chứa lượng lớn chất béo trans, nguyên nhẫn dẫn đến các cholesterol tốt cho sức khỏe bị mất và thay chỗ cho các cholesterol gây hại. Lượng cholesterol xấu hình thành sẽ gây hại cho bệnh nhân tiểu đường, lâu dần nó sẽ tích tụ dần ở thành mạch và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trong đó sẽ có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh cao huyết áp, tắc nghẽn mạch máu và tim mạch.
Thành phần có trong mì tôm chủ yếu là tinh bột
Ngoài các chất béo thì thành phần chính trong mì tôm cung cấp cho cơ thể đó là tinh bột. Nói một cách nôm na là khi ăn mì tôm, cơ thể sẽ không có thêm nguồn dinh dưỡng nào có lợi khác cho bệnh tiểu đường như các loại khoáng chất và vitamin, chất xơ… Vì vậy, mì tôm là thực phẩm nguy hiểm và có hại cho cơ thể. Khi sử dụng mì tôm trong thời gian dài người ăn mì tôm sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất và sức khỏe sẽ có vấn đề như mệt mỏi, chóng mặt, béo phì hoặc một số vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe khác.
Năng lượng trong mì tôm rất thấp
Mắc bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không? Thông qua cách chế biến ở nhiệt độ cao thì mì tôm được đánh giá sẽ không có sự tồn tại của vitamin B và dinh dưỡng gần như là không có. Bởi lý do đó, khi ăn mì tôm người bệnh tiểu đường chỉ có cảm giác no bụng chứ không tăng được nguồn năng lượng cần thiết. Khi cơ thể dung nạp chất béo và tinh bột ở hàm lượng cao mà cơ thể không được bổ sung dưỡng chất cần thiết trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể có nguy cơ tăng đường huyết đột ngột và mắc phải biến chứng bệnh và các nguy cơ gây hại cho sức khỏe khác.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn mì như thế nào?
Những gì phân tích ở trên thấy rằng mì tôm là món ăn hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, nó có thể khiến đường huyết tăng đột ngột nếu thường xuyên sử dụng. Vì vậy, cần hạn chế và tránh sử dụng thực phẩm này chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với một số người có sở thích ăn mì thì cần lưu ý những điểm sau để giảm tác hại:
Nên chọn loại mì không chiên thay cho các loại mì truyền thống. Ưu tiên cho các loại mì được làm từ trứng và khoai tây để có thêm dinh dưỡng và tránh gây nóng cho cơ thể.
Khi ăn chỉ nên ăn tối đa là 2 gói mì mỗi tuần và phải chia nhỏ sao cho mỗi lần ăn chỉ ăn 1/3 chén để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
Khi ăn mì cần trụng qua nước sôi để loại bỏ các chất béo có hại.
Tuyệt đối không dùng gói gia vị và gói nước dầu ăn kèm trong gói mì
Nên giảm lượng mì và thay thế thêm rau xanh ăn kèm hoặc ăn kèm thêm cá và thịt để bữa ăn thêm dưỡng chất.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào?
Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần có chế độ ăn kiêng khem và chỉ nên ưu tiên các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và bệnh lý, cụ thể như sau:
Nên dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đỗ, gạo lứt, gạo nguyên cám và rau xanh trong mỗi bữa ăn. Đồng thời giảm thực phẩm có tinh bột.
Ưu tiên sử dụng các loại cá nước ngọt và nước ngọt thay vì các loại thịt. Khi ăn thịt nên chọn thịt nạc và loại bỏ mỡ, dùng lượng thịt phù hợp.
Tăng cường rau xanh trong bữa ăn và trái cây cũng cần được cung cấp thường xuyên. Ưu tiên ăn rau sống hoặc nấu canh hoặc luộc.
Chế biến món ăn tránh chiền, xào hoặc có thể chiên xào thay thế bằng dầu ăn thực vật và chất béo không bão hòa. Cách tốt nhất là nên ăn những món ăn có cách chế biến thanh đạm, ít gia vị và ưu tiên các phương pháp luộc hoặc hấp.
Kết luận
Bệnh nhân tiểu đường ăn mì tôm được không? Nói tóm lại thì người mặc bệnh tiểu đường nên loại bỏ mì tôm trong các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo có một sức khỏe tốt và không ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Hoặc trong trường hợp đặc biệt chỉ nên ăn với 1 lượng ít và chia thành nhiều lần ăn. Ngoài ra, cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên tại nhà và khám sức khỏe định kỳ để nhận được lời khuyên cần thiết, hữu ích.
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO – www.Nesfaco.com
Liên hệ thông tin: 0866.626.768 hoặc 0913.141.131